Lừa Đảo Tuyển Dụng – Làm Sao Để Không Là Nạn Nhân?

Lừa đảo tuyển dụng ngày càng phổ biến trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Thực trạng đáng báo động này đã khiến không ít người trở thành nạn nhân của những chiêu trò tinh vi, mất tiền bạc và thậm chí là thông tin cá nhân quan trọng. Vậy làm thế nào để nhận biết và tránh xa những cạm bẫy việc làm? Những thông tin được Okvip chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân trong quá trình tìm việc.

Khái niệm lừa đảo tuyển dụng

Lừa đảo trong tuyển dụng là tất cả những chiêu trò mà các tổ chức hoặc cá nhân sử dụng để đăng tải những thông tin giả nhằm thu hút tân sinh viên hoặc người đang tìm kiếm việc làm. Mục đích chính của hành vi này là chiếm đoạt tiền bạc hoặc thu thập dữ liệu cá nhân của người bị lừa nhằm phục vụ các mục đích xấu.

Đối tượng chủ yếu mà các hình thức lừa đảo tuyển dụng nhắm đến thường là các sinh viên chưa tốt nghiệp, những người mới ra trường hoặc người đang thất nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm. Chiêu trò có thể diễn ra dưới nhiều kiểu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là lừa tiền cọc, lấy thông tin của nạn nhân,…

Lừa đảo tuyển dụng vừa thiệt hại tài chính, vừa ảnh hưởng đến thời gian, tâm lý và tinh thần. Do đó, bạn phải thật cẩn trọng khi thông tin cá nhân cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào.

Tìm hiểu sơ lược về thực trạng lừa đảo tuyển dụng

Một vài hình thức lừa đảo tuyển dụng phổ biến

Để tránh rơi vào các loại hình bẫy tuyển dụng dưới đây, bạn cần cảnh giác và kiểm tra kỹ thông tin trước khi quyết định nộp hồ sơ hoặc đóng bất kỳ khoản phí nào.

Tuyển dụng cho siêu thị, rạp phim với lương cao

Các đối tượng lừa đảo tuyển dụng thường nhắm vào các bạn sinh viên đang tìm kiếm công việc làm thêm thời vụ trong các rạp chiếu phim, siêu thị hay cây xăng. Những thương hiệu lớn như CGV, Lotte Cinema, Big C, Lotte mart, Aeon thường được nhắc đến để tạo độ uy tín cho bài đăng.

Những công việc này thường không yêu cầu bằng cấp hay ngoại hình. Mức lương rất hấp dẫn, khoảng 35.000 đồng/giờ và thời gian làm việc linh hoạt. Các yếu tố này dễ dàng thu hút nhiều bạn trẻ, khiến họ bị sa vào bẫy. 

Điểm chung của những bài đăng kiểu này là hành văn thiếu chuyên nghiệp. Ngoài ra còn sử dụng các ký tự đặc biệt trong số điện thoại để hệ thống kiểm duyệt của các nền tảng không phát hiện dấu hiệu lừa đảo tuyển dụng.

Khi liên hệ, ứng viên sẽ được mời đến phỏng vấn theo quy trình chuyên nghiệp. Sau đấy, nạn nhân sẽ được yêu cầu nộp một khoản phí thủ tục khoảng vài trăm nghìn đồng với lý do phí đồng phục, đào tạo hoặc huấn luyện.

Kể cả khi nộp tiền đầy đủ, ứng viên vẫn sẽ không nhận được việc làm như đã hứa và không thể liên lạc lại với bên tuyển dụng. Vấn nạn này khiến cho các bạn trẻ sống bằng trợ cấp từ gia đình không chỉ bị mất tiền mà còn tổn thất tinh thần.

Lừa đảo tuyển dụng CTV online

Trong thời buổi Internet phát triển, rất nhiều người muốn tìm các công việc làm từ xa vì không cần đi lại và có thể chủ động chăm sóc gia đình. Các đối tượng tung ra những tin tuyển dụng lừa đảo rất hiểu tâm lý người lao động. Vậy nên, chúng liên tục đăng tải tuyển cộng tác viên viết bài, trực fanpage hoặc nhập liệu tại nhà trên các trang mạng xã hội và website kết nối việc làm.

Thực chất, các vị trí CTV làm online là có thật và được nhiều công ty tuyển dụng. Tuy nhiên, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng sự quan tâm của mọi người với công việc này để hoạt động mạnh mẽ. Bài viết nào cũng hứa hẹn mức thu nhập cao như 100K cho bài viết 500 từ, 500K cho bài viết 2000 từ,… Mục tiêu của chúng là ưu tiên tuyển học sinh, sinh viên vì các bạn trẻ ít trải nghiệm sống sẽ khó cảnh giác.

Sau khi liên hệ, ứng viên sẽ được hướng dẫn tải phần mềm – thường là tool độc hại, có virus hoặc đăng ký tài khoản qua Telegram để bắt đầu công việc. Tuy nhiên, trước khi chính thức nhận việc, họ sẽ bị yêu cầu nộp một khoản cọc từ 100 đến 200K. 

Ngay khi nhận được tiền cọc, đối tượng lừa đảo sẽ chặn tài khoản và cắt đứt liên lạc. Mặc dù thông tin về các hình thức lừa đảo tuyển dụng kiểu này đã được cảnh báo rộng rãi nhưng vẫn có nhiều học sinh, sinh viên bị sập bẫy do không tỉnh táo.

Hãy cẩn trọng khi thấy tuyển dụng CTV lương cao

Hình thức tuyển dụng nhân viên bán hàng tại nhà

Công việc bán hàng tại nhà là mong ước của nhiều người nhằm tăng thêm thu nhập. Do đó, ai cũng dễ bị cuốn hút bởi các bài đăng tuyển dụng cộng tác viên chốt Sale online không cần vốn. Tuy nhiên, kết quả lại là những khoản nợ khổng lồ lên đến hàng tỷ đồng do bị lừa đảo tuyển dụng.

Chiêu trò của chúng là đề cập các công việc hấp dẫn như cộng tác viên sàn thương mại điện tử lớn như Shopee hoặc Lazada. Nạn nhân sẽ được yêu cầu tải và đăng nhập theo mã được cung cấp để bắt đầu công việc. Với quảng cáo không cần mất tiền nhập hàng, công việc chính sẽ là vào ứng dụng và chọn mua sản phẩm bằng tiền thật.

Khi chốt đơn thành công, bạn sẽ nhận lại một khoản hoa hồng từ 15 – 20% giá trị đơn hàng. Sau khi số tiền bạn mua đạt mức nhất định như 10 triệu hay 20 triệu, bạn có thể rút lại cả gốc lẫn lãi từ hệ thống. 

Công việc nghe có vẻ vô lý nhưng đã có rất nhiều người vì thiếu hiểu biết mà mắc bẫy lừa đảo tuyển dụng, dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đồng. Mặc dù hình thức này đã được cơ quan chức năng cảnh báo nhiều lần nhưng vẫn có ít người nhận ra và phải chịu gánh nợ.

Không nên để bản thân bị dụ dỗ bởi các tin tuyển dụng lừa đảo

Lừa đảo tuyển dụng vào doanh nghiệp đa cấp

Có thể bạn đã nghe nhiều cảnh báo về việc không nên tham gia các hội nhóm đa cấp trên mạng xã hội. Tuy vậy, đến khi gặp phải thì khó nhận ra mình đang bị lừa. Hình thức lừa đảo này phức tạp hơn tất cả các chiêu trò khác.

Các đối tượng lừa đảo tuyển dụng thậm chí còn thành lập cả công ty riêng, đăng thông tin tìm ứng viên cho các vị trí chuyên nghiệp như nhân viên kinh doanh hay nhân viên marketing. Quy trình tuyển dụng diễn ra bình thường cho đến ngày đào tạo thử việc.

Tiếp đến, kẻ lừa đảo sẽ tổ chức các hội thảo giới thiệu sản phẩm và ép bạn phải mua hàng. Nếu không mua, bạn sẽ không được ra khỏi nơi đó hoặc sẽ phải làm việc cho chúng, tiếp tục dụ dỗ người khác chi tiền cho những sản phẩm kém chất lượng.

Nhiều bà nội trợ đã rơi vào nợ nần khi không may mắc bẫy lừa đảo tuyển dụng

Cách nhận biết chiêu trò lừa đảo tuyển dụng qua Internet

Dưới đây là tất cả dấu hiệu bạn cần lưu ý để bảo vệ bản thân trước những hành vi lừa đảo qua mạng. Hãy đọc kỹ để không vướng vào những chiêu trò của kẻ xấu.

Cân nhắc khi thấy việc nhẹ lương cao

Các bài đăng lừa đảo tuyển dụng thường có tiêu đề hấp dẫn như “tuyển cộng tác viên cho Shopee, Tiki, Lazada, Sendo”, “làm việc tại nhà với mức lương 500-700k/ngày” hoặc “kiếm 10-20 triệu đồng/tuần dễ dàng”. Nội dung và cách trình bày thường sơ sài, không chuẩn theo mẫu văn bản hành chính. Bên cạnh đó, từ ngữ sử dụng chủ yếu suồng sã, không trang trọng và thậm chí còn sai chính tả.

Công việc có thu nhập cao bất thường là dấu hiệu lừa đảo chuẩn nhất

Xem xét đặc điểm tài khoản đăng tin

Khi tiếp cận một bài đăng có nguy cơ lừa đảo tuyển dụng, bạn sẽ dễ dàng nhận ra các yếu tố sau.

  • Chủ bài viết có danh tính mập mờ, không rõ ràng và không nhất quán.
  • Cố tình mạo danh vai trò đại diện cho các sàn thương mại điện tử hoặc các nhãn hiệu nổi tiếng, sử dụng logo, số điện thoại và địa chỉ gần giống thật để tạo sự tin tưởng.
  • Đối tượng lừa đảo còn sử dụng tài khoản cá nhân để đăng tin trong các hội nhóm việc làm. Họ thường quay video hoặc đăng hình ảnh khoe khoang sự giàu có như tiền bạc, khách sạn sang trọng hoặc đồ hiệu đắt tiền để thu hút nạn nhân.

Cẩn thận khi thấy hoa hồng hấp dẫn

Đối tượng lừa đảo tuyển dụng thường mô tả công việc nhẹ nhàng với quyền lợi hấp dẫn như có thể làm tại nhà hoặc hoa hồng rất cao. Mức lương có thể dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu mỗi tháng hoặc hoa hồng từ 10% đến 20% giá trị đơn hàng giả. Ngoài ra, những đối tượng này còn yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để cọc phí phát hành thẻ, cọc thử việc,…

Đối tượng lừa đảo thường tìm cách yêu cầu nạn nhân chuyển tiền

Tránh xa các đối tượng thúc ép ứng viên

Kẻ lừa đảo tuyển dụng sẽ tìm cách tạo áp lực, khiến bạn cảm thấy bất an và phải hành động ngay lập tức. Chúng thường đưa ra thời hạn ứng tuyển ngắn và yêu cầu nộp hồ sơ nhanh để giữ vị trí. Đồng thời, ứng viên cần thanh toán ngay khi có yêu cầu, không có thời gian suy nghĩ kỹ càng vì sợ mất cơ hội việc làm mà đối tượng này tự bịa ra.

Nắm chắc cách lừa đảo của nhà tuyển dụng “ma”

Những “nhà tuyển dụng” này thường chủ động liên hệ với người lao động qua điện thoại, Facebook rồi yêu cầu phỏng vấn online hoặc tại một trụ sở công ty giả mạo. Sau khi nhận tiền hoặc bị phát hiện, họ sẽ khóa thông tin liên lạc và biến mất.

Đối với trường hợp lừa đảo tuyển dụng cộng tác viên tạo lượt mua hàng giả, chúng thường hoàn tiền và hoa hồng cho các đơn hàng nhỏ đầu tiên để tạo lòng tin. Sau đó, những kẻ này sẽ yêu cầu thanh toán thêm hoặc đổ lỗi cho sự cố giao dịch để trốn tránh trách nhiệm.

Các đối tượng lừa đảo tuyển dụng thường mạo danh công ty lớn

Xác minh các tin tuyển dụng đăng lại nhiều lần

Các tin tuyển dụng lừa đảo thường có xu hướng được đăng tải nhiều lần trên nhiều trang web và nền tảng khác nhau. Người tìm việc dễ bị mắc bẫy vì họ có thể nhìn thấy cùng một nội dung tuyển ứng viên ở nhiều nơi khác nhau, từ đó tưởng rằng đây là một cơ hội việc làm thực sự đáng tin cậy.

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, ai cũng cần cảnh giác và nắm bắt những dấu hiệu lừa đảo tuyển dụng. Hy vọng, kiến thức được Okvip trang bị sẽ giúp bạn bảo vệ được quyền lợi của bản thân và góp phần nâng cao chất lượng cho thị trường việc làm. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này đến người thân, bạn bè để cùng nhau xây dựng một cộng đồng tìm việc an toàn, văn minh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *